Thiết kế sinh học quả cà phê
- Ta Truyền thông
- 23 thg 2, 2024
- 2 phút đọc
Ở bài viết trước, Ta đã sơ lược qua cho bạn về hình ảnh hoa và quả cà phê. Và để trồng được cà phê, không đơn giản là lấy được hạt nhân xanh và gieo xuống đất. Trước khi biết chúng ta sẽ giữ lại những gì khi cầm được trên tay quả cà phê, hãy cùng tìm hiểu thiết kế sinh học của quả cà phê qua bài viết này.
Cấu tạo của quả cà phê sẽ chia ra 02 phần chính:
- Phần vỏ (Skin): vỏ ngoài cùng (exocarp/ outer skin); vỏ thịt (mesocarp) bao gồm cùi (pulp), chất nhầy (mucilage). 3 lớp này qua quá trình chế biến sẽ được giữ lại để làm trà cascara.
- Phần hạt (Bean): bao gồm lớp vỏ trấu (parchment), lớp áo hạt (spermoderm) là vỏ lụa (silver skin), và phần hạt nhân xanh (green coffee bean) có chứa nội nhũ (endosperm) và phôi (embryo)

Thông thường mỗi quả cà phê sẽ chứa 02 hạt nhân xanh. Hai hạt cà phê nằm ép sát nhau, mặt tiếp xúc là mặt phẳng, hướng ra ngoài là hình vòng cung. Thỉnh thoảng chỉ một trong hai hạt được thụ tinh và một hạt duy nhất phát triển mà không có gì để làm phẳng sẽ thành hình oval (hình hạt đậu).

Những quả cà phê có 1 nhân hạt sẽ được gọi là Peaberry, hay ở Việt Nam gọi là hạt cà phê culi.

Hạt nhân xanh chọn làm giống sẽ được lấy từ cây cà phê trưởng thành cho năng suất cao, ổn định nhiều năm, không nhiễm sâu bệnh, có quả to, chín đều.

Hạt giống sẽ được ươm thành cây con trong vườn ươm 6-8 tháng để bộ rễ phát triển đầy đủ, khỏe mạnh trước khi trồng trong vườn.

Cây cà phê trưởng thành sẽ mất 2-3 năm để bắt đầu đạt năng suất thu hoạch tốt nhờ vào kỹ thuật chăm bón đúng cách của trang trại.

Comentarios